Monday, October 20, 2014

Posted by Unknown on 2:03 AM No comments
Trẻ em trên 2 tuổi đã có một cơ thể phát triển tương đối hoàn chỉnh và ăn thức ăn giống như của những người lớn vì vậy nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ cũng giống như người lớn. Và những nguyên đó là: Uống thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, sự kìm nén và lờ đi cảm giác thúc giục đi ngoài nhiều lần và hệ tiêu hóa làm việc chậm chạp. Táo bón ở trẻ nhà bạn có thể gây ra bởi một hoặc nhiều trong số những nguyên nhân ở trên. Cách chữa táo bón hiệu quả chính là khắc phục những nguyên nhân này.

Không giống như người lớn, nguyên nhân hệ tiêu hóa làm việc chậm thường ít xảy ra với trẻ em vì vậy để chữa táo bón cho trẻ bạn nên tập trung vào việc khắc phục 3 nguyên nhân đầu tiên đó là: Uống thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, sự kìm nén và lờ đi cảm giác thúc giục đi ngoài nhiều lần.

1. Uống thiếu nước.

Hầu hết trẻ em trên 2 tuổi bị táo bón đều có một phần lớn là do chúng uống không đủ nhu cầu hàng ngày.

uong nhieu nuoc giup dieu tri tao bon hieu qua
Hãy cho trẻ uống nhiều nước đẻ hạn chế chứng táo bón

Như bạn biết, trẻ em trong độ tuổi này rất hiếu động. Chúng luôn luôn vận động để tìm hiểu mọi thứ xung quanh hoặc đùa nghịch với bạn bè vì vậy lượng nước mất qua đường mồ hôi là rất nhiềui, đặc biệt là trong những ngày nóng nực. Vì vậy trẻ cần được uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất đi đó.

Tuy nhiên do mải chơi nên chúng thường xuyên quên uống nước. Với những trẻ nhỏ,chưa có khả năng tự lấy nước thì lượng nước mà chúng uống còn phụ thuộc vào người chăm sóc.

Khi trẻ uống thiếu nước thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi uống thiếu nước, cơ thể sẽ lấy đi phần lớn lượng nước của thức ăn trong đường ruột bao gồm những thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa ở ruột non và cả những phần chất thải ở trong ruột già. Kết quả là phân tạo thành sẽ khô, cứng và gây ra táo bón.

Vì vậy nếu bạn là người ở bên trẻ hàng ngày, hãy thường xuyên đưa nước cho trẻ để nhắc nhở chúng uống. Mặt khác bạn cần giáo dục và rèn luyện thói quen uống nhiều nước cho chúng, bởi vì khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ đi lớp và khi đó lượng nước mà trẻ uống sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của trẻ.

2. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.

Như bạn biết, chất xơ có tác dụng giữ nước làm cho phân mềm hơn và xốp hơn. Nếu chế độ ăn uống của trẻ thiếu lượng chất xơ cần thiết thì táo nguy cơ bị táo bón sẽ dễ xảy ra hơn.

dieu tri tao bon cho tre tren 2 tuoi
Bố mẹ hãy tập thói quen cho bé ăn nhiều rau xanh để hạn chế chứng táo bón


Các loại chất xơ đều có nhiều trong hầu hết tất cả các loại rau xanh và hoa quả vì vậy bạn không cần thiết phải bắt buộc trẻ ăn một loại thức ăn cụ thể nào cả. Thay vào đó hãy cho trẻ ăn các loại rau và hoa quả mà chúng thích khi đó chúng sẽ ăn được nhiều hơn. Bên cạnh đó hãy rèn luyện cho chúng thói quen ăn rau xanh và hoa quả bởi vì điều này không chỉ giúp cho tình trạng táo bón của trẻ mà còn giúp cung cấp những vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.

3. Thói quen kìm nén sự thúc dục đi ngoài.

Sự kìm nén thúc giục đi ngoài nhiều lần chính là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Tại sao vậy?

dieu tri tao bon cho tre 2 tuoi
Rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh hàng ngày

Bởi vì khi trẻ kìm nén và lờ đi cảm giác thúc giục đi ngoài, phân sẽ tiếp tục bị giữ lại ở phần cuối của ruột già. Khi đó chúng sẽ bị nén lại chặt hơn, phân tạo thành sẽ trở nên rắn hơn, khó đi ngoài hơn. Mặt khác lượng chất thải bị giữ lại lâu còn tiếp tục bị lấy đi một phần nước bởi sự hấp thụ của ruột già làm cho phân khô hơn và cứng hơn.

Khi nào trẻ lờ đi sự thúc giục đi ngoài?

Khi trẻ ham chơi, để không bị gián đoạn cuộc chơi, chúng sẽ cố gắng kìm nén và lờ đi đến khi nào chừng nào có thể chịu đựng được.

Khi trẻ đến lớp, nhà vệ sinh công cộng không sạch sẽ cũng sẽ kích thích chúng lờ đi và để dành lại cho tới khi về nhà.

Ngoài ra nếu trẻ bị táo bón, cảm giác đau hoặc khó chịu mỗi khi đi ngoài sẽ tạo cho chúng phản ứng lờ đi sự thúc giục để không phải đi ngoài, không phải chịu những khó chịu đó.

Làm cách nào để khắc phục?

Hãy rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối khi mà trẻ ở nhà và có bạn bên cạnh.

Hãy thường xuyên quan sát phân của trẻ xem trẻ có bị táo bón không để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu để tình trạng táo bón kéo dài, sự đau đớn khi đi ngoài sẽ khiến cố gắng kìm nén và lờ đi những cảm giác thúc giục và sẽ làm cho tình trạng táo bón thêm tồi tệ hơn và khó khắc phục hơn.

Xem thêm:

Cách điều trị hiệu quả táo bón ở trẻ em

0 comments:

Post a Comment