Khi trẻ được trên 1 tuổi, trẻ đã có thể ăn hầu hết tất cả các loại thức ăn gồm các loại rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa… Vì vậy nguyên nhân gây ra táo bón của trẻ ít khi bị gây ra bởi một loại thức ăn mới(điều này vẫn có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ nhỏ).
Tuy nhiên nếu bạn cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn mới cùng một lúc thì tình trạng tiêu hóa chậm có thể xảy ra và dẫn tới táo bón cho trẻ. Để tránh tình trạng này bạn hãy lưu ý trong vòng 4 – 7 ngày bạn chỉ nên cho trẻ ăn thêm một loại thức ăn mới để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian thích nghi với loại thức ăn mới đó.
Ngoài ra, bạn cần chú ý tới sự cân đối giữa các loại thức ăn nhiều chất xơ như rau xanh hoa quả và các loại thức ăn không có chất xơ khác gồm thịt, cá trứng, sữa. Nếu chế độ ăn của trẻ bị thiếu chất xơ(thiếu rau xanh, hoa quả) táo bón rất có thể xảy ra.
Một yếu tố khác đặc biệt quan trọng đối với tình trạng táo bón của trẻ trong độ tuổi này và những độ tuổi lớn hơn chính là lượng nước mà trẻ uống hàng ngày.
Ở độ tuổi này, trẻ rất hiếu động vì vậy lượng nước mất đi qua đường mồ hôi nhiều. Nếu lượng nước mất đi này không được bổ sung bằng cách uống nước, nước trong thức ăn của trẻ sẽ bị lấy đi nhiều và gây ra tình trạng phân cứng, táo bón.
Tuy nhiên như bạn biết, trẻ còn nhỏ nên chưa thể tự lấy nước để thỏa mãn cơn khát của chúng. Vì vậy nếu bạn là người chăm sóc trẻ, hãy thường xuyên đưa nước và khuyến khích trẻ uống. Bạn không nên ép trẻ uống, hãy chỉ đưa cho trẻ và việc trẻ uống nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của chúng.
Với những trẻ khác nhau mức độ vận động cũng khác nhau, khả năng giữ nước trong cơ thể cũng khác nhau vì vậy bạn không nên so sánh lượng nước uống của trẻ nhà mình với trẻ nhà khác mà kết luận trẻ nhà mình đã uống đủ nước rồi. KHông có khuyến cáo nào chỉ ra rằng trẻ trển một tuổi chỉ được uống bao nhiêu nước. Vì vậy bạn có thể cho trẻ uống bao nhiêu nước tùy vào nhu cầu của trẻ.
Bạn cần phải chú ý quan sát trạng thái phân của trẻ xem có bị vón cục hoặc có dạng viên không, và quan sát trẻ đi ngoài có tỏ ra khó chịu đau đơn không. Nếu trẻ bị đau khi đi ngoài, trẻ sẽ cố gắng kìm nén mỗi khi xuất hiện sự thúc giục đi ngoài để tránh đau đớn. Việc kìm nén này sẽ làm cho tình trạng phân càng trở nên cứng và khô hơn bởi vì phân bị giữ lâu trong ruột già sẽ bị mất thêm nước do đường ruột hấp thụ. Kết quả là tình trạng táo bón của trẻ sẽ ngày càng tồi tệ hơn và khó khắc phục hơn. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu đó bạn cần có những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống đã nói ở trên để tình trạng đi ngoài của trẻ trở nên bình thường.
Nếu trẻ không thể tự đi ngoài được và tỏ ra rất khó chịu bạn có thể xem xét tới việc sử dụng một số biện pháp thụt hoặc đặt viên đạn để giúp trẻ đi ngoài được dễ dàng. Rất nhiều người đã sử dụng mật ong để thụt vì vậy bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sỹ xem có áp dụng được cho trẻ nhà mình hay không.
Tuy nhiên bạn hãy lưu ý rằng biện pháp thụt hoặc đăt viên đạn này chỉ là giải pháp tạm thời giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn chứ không giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra táo bón của trẻ. Nếu bạn sử dụng nhiều lần sẽ làm cho trẻ mất dần khả năng tự đi ngoài khi không sử dụng những phương pháp này, và kết quả có thể là gây ra táo bón mãn tính cho trẻ.
Vì vậy bên cạnh việc giúp cho trẻ đi ngoài dễ dàng hơn bằng cách sử dụng phương pháp thụt, đặt viên đạn bạn cần phải đi vào giải quyết nguyên nhân thực sự gây ra táo bón của trẻ bằng những chú ý đã nói ở trên.
Trên đây là những hướng dẫn về cách chữa táo bón cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi bằng những biện pháp đơn giản và an toàn.
Nếu những biện pháp này không hiệu quả hoặc bạn thấy trẻ có những dấu hiệu lạ ngoài dấu hiệu táo bón. Hãy đưa trẻ tới bệnh viện để các bác sỹ có biện pháp khắc phục.
Imexpharm Chúc các mẹ thành công nhé!
Mời bạn xem thêm
Categories: Điều trị táo bón ở trẻ em
0 comments:
Post a Comment